QUY TRÌNH PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY
1. Mục đích
Quy trình pccc này được thiết lập để xác định các nguy cơ cháy và các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các đám cháy phát tán, cháy lan gây thiệt hại về con người và tại sản.
2. Phạm vi
Quy định này áp dụng cho tất cả các nhân viên, bao gồm các nhà thầu phụ làm việc cho các công trình của bảo vệ Yuki
3. Định nghĩa
- Cháy: là sự kết hợp của 3 yếu tố sau: chất cháy + ô xy + nguồn nhiệt.
- Các nguy cơ cháy bao gồm:
- Cháy tại văn phòng
- Cháy kho lưu trữ hàng hóa dễ cháy.
- Chập điện gây cháy
- Hút thuốc
- Các công việc phát sinh nhiệt
4. Trách nhiệm
4.1 Chỉ huy trưởng dự án
- Duy trì lượng hàng tồn kho của các chất dễ cháy ở mức tối thiểu và kiểm soát việc sử dụng.
- Cung cấp các vật tư dụng cụ liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại dự
án.
- Thường xuyên kiểm tra khu vực làm việc đảm bảo các lối đi không bị cản trở và che lấp các phương tiên chữa cháy.
4.2 Trưởng ban an toàn
- Phổ biến tất cả thông tin trong quy trình này cho mọi người hiểu và nắm bắt.
- Hổ trợ việc lập kế hoạch khẩn cấp
- Thường xuyên theo dõi việc áp dụng quy trình này.
- Hướng dẫn, đào tạo những kiến thức cần thiết cho đội chữa cháy và những người giám sát.
- Bố trí người kiểm tra bình chữa cháy
- Tổ chức tập huấn phòng cháy và chữa cháy cho những đối tượng cần thiết làm việc tại dự án.
4.3 Kỹ sư – giám sát
- Quan tâm đến các biện pháp phòng cháy chữa khi khi làm việc phát sinh nhiệt ở
các khu vực có các vật liệu dễ cháy. Biên pháp thực hiện như sau: kiểm tra khu
vực xung quanh loại bỏ/ di dời các nguyên liệu dễ cháy che chắn bằng các
vật liệu chống cháy cung cấp các bình chữa cháy phù hợp.
5. Hướng dẫn.
5.1 Tổng quát
- Khi phát sinh một ngọn lửa nhỏ trên công trường mà không nằm trong sự kiểm soát dễ dàng lây lan và tạo ra thảm họa.
5.1.1 Đối với chất lỏng dễ cháy:
Các vị trí chứa chất lỏng dễ cháy phải đặt các biển báo nguy hiểm/ cấm lửa/ cấm hút thuốc. Bố trí các bình chứa cháy dễ thấy dễ lấy tại gần các vị trí này, tạo các gờ để chống rò rỉ khi xảy ra sự cố.
5.1.2 Chai khí nén phải được khóa chặt van khi không sử dụng và đặt cách xa các nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác.
5.1.3 Các quy định chung phải được sự tuân thủ tuyệt đối.
- Cấm sử dụng lửa hay các công việc phát sinh nhiệt tại các khu vực có biển báo cấm lửa.
- Hút thuốc đúng vị trí quy đinh.
- Không bố trí các vật liệu dễ cháy gần khu vực phát sinh nhiệt.
- Khi làm những công việc phát sinh nhiệt tại các khu vực có không gian hạn chế, các thùng, hầm thì phải có thông gió, thiết bị chữa cháy và nhân viên giám sát.
- Không cất giữ và mang chất lỏng dễ cháy vào nơi làm việc.
- Cấm câu mắc và sử dụng điện tùy tiện, chỉ các nhân viên phụ trách công tác điện mới được phép đấu nối hệ thống điện.
- Vật tư phải được lưu giữ ngăn nắp, thông thoáng đảm bảo ngăn chặn được khả năng cháy lan.
- Vật tư vật liệu không được bố trí che khuất các dụng cụ phương tiện chữa cháy.
- Không được tiếp nhiên liệu cho động cơ khi đang chạy.
5.2 Thiết bị chữa cháy di động.
5.2.1 Huấn luyện sử dụng
- Tất cả các nhân viên kỹ thuật giám sát đều phải được huấn luyện cách sử dụng thiết bị chữa cháy di động
5.2.2 Bố trí lắp đặt bình chữa cháy
- Các bình chữa cháy phải lắp đặt tại các vị trí dễ thấy, dễ lấy gần lối đi.
- Phải bố trí bình chữa cháy phù hợp với các vật liệu dễ cháy.
- Tất cả mọi công việc phát sinh tia lửa đêu phải được bố trí bình chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra mức độ đầy đủ của các phương tiện chữa cháy di động.
5.3 Bảo dưỡng và kiểm tra.
- Bình chữa cháy và các dụng cụ chữa cháy khác phải được kiểm tra một cách
thường xuyên.
- Các bình chữa cháy phải xạc đầy và thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
5.4 Cách sử dụng bình chữa cháy.
Mở chốt an toàn hướng vòi/ đầu phun xuống về phía đám cháy bóp van tại
vị trí tay cầm cho chất chữa cháy phun ra đứng trên hướng gió và di chuyển
hướng vòi qua lại để dập tắt đám cháy.
5.5 Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy.
- Sử dụng bình chữa cháy phù hợp với từng loại lửa.
- Không sử dụng bình chữa cháy tại những khu vực bị hạn chế về không gian vì sẽ
gây ngạt
- Giữ khoảng cách an toàn đối với đám cháy từ 1,5 – 3 m
- Không được chạm đầu vòi bình chữa cháy CO2 vào con người vì sẽ gây bỏng lạnh.
- Không sử dụng nước để dập các đám cháy do chất lỏng gây ra.
- Không sử dụng nước để dập tắt các đám cháy có liên quan tới điện, phải cắt điện
trước khi chữa cháy.
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT CỤ THỂ QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ THỂ LIÊN HỆ :hotline 0913 915 905
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét